Ngày 15/11/2020, sau khi đã trải qua 31 vòng đàm phán trong vòng 8 năm, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết theo hình thức trực tuyến bên lề buổi tọa đàm thường niên của 10 thành viên ASEAN,.

RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Khi RCEP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Úc và New Zealand; 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc; nhưng vẫn giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò nhằm bảo vệ nông dân trong nước.

Trong khi đó, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản.

Bên cạnh đó, RCEP thiết lập một khuôn khổ quy tắc xuất xứ chung, tất cả các nước thành viên đều hưởng chính sách tương đương, từ đó cho phép những nhà xuất khẩu trong các nền kinh tế RCEP sử dụng đa dạng đầu vào có nguồn gốc từ các thành viên khác để đủ điều kiện tiếp cận ưu đãi khi giao dịch trong khối. Ví dụ, trước kia, một sản phẩm làm ra tại Việt Nam nhưng có một vài linh kiện sản xuất tại Hàn Quốc, có thể sẽ phải chịu một vài mức thuế khác nhau trong khối ASEAN, nhưng khi RCEP đi vào hoạt động, sản phẩm này sẽ được hưởng một mức thuế chung ở tất cả các nước thành viên theo quy định.

Như vậy, trong thời gian tới, thay vì phải xin C/O form D, E, Ak, Aj, Aanz cho hàng hóa từ Việt Nam đi các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, chỉ cần làm 1 form C/O theo Rcep là đủ.

Nguồn: BBC


Bài đã đăng