Thị trường Canada, Mexico, Peru mở rộng cửa cho Việt Nam

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối vởi Việt Nam từ ngày 14/01/2019 sau gần 1 năm các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký kết tại thành phố Santiago, Chile.
Nội dung hiệp định CPTPP và các tóm tắt :
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-hiep-dinh-cptpp
Trong số 11 nước thành viên của CPTPP có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ và 3 nước có quan hệ FTA lần đầu tiên với Việt Nam đó là Canada, Mexico và Peru. Các nước CPTPP cam kết xoá bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam, tuỳ theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.
Theo đó các mặt hàng có nhiều cơ hội xuất khẩu từ Việt Nam do được hưởng ưu đãi trong việc cắt giảm thuế như: thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may và giày dép (Canada), điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may (Mexico), dệt may, đồ gỗ, hạt điều, chè, hạt ti, rau củ quả (Peru), thậm chí một số sản phẩm được đưa về mức thuế suất 0% ngay (được in đậm ).
Những thuận lợi khi tham gia cuộc chơi dành cho Việt Nam đã rõ, nhưng để tận dụng được hết những lợi thế thì theo ý kiến của một chuyên gia cho biết: “Khó khăn nhất là vượt qua nhận thức về CPTPP, biết cơ hội nằm ở đâu để tận dụng, biết kết nối chơi với ai, thị trường nào… nhưng một mình doanh nghiệp vượt qua là rất khó nên việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong từng ngành hàng là rất cần thiết. Cơ quan nhà nước cũng cần đưa ra những cẩm nang hướng dẫn cho từng mặt hàng, ngành hàng cụ thể. Dựa vào hệ thống Thương vụ, đại sứ quán các nước để hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, cụ thể nhất”.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.